Nhận thấy khá nhiều bạn quan tâm đến vấn đề cách xây dựng website nhiều ngôn ngữ không sử dụng plugin đa ngôn ngữ. Ở bài viết này Bii sẽ hướng dẫn trình tự các bước thực hiện giúp bạn có thể tự tay xây dựng được website nhiều ngôn ngữ mà không cần phải sử dụng plugin hỗ trợ nào như Polylang, WPML, TranslatePress….Cùng xem qua demo trải nghiệm website đa ngôn ngữ không sử dụng plugin ở video bên dưới !
Video giới thiệu tính năng đa ngôn ngữ không sử dụng plugin trên website Biiviet.com
Như chúng ta đã biết trên nền tảng WordPress có khá nhiều plugin hỗ trợ việc tạo nhiều ngôn ngữ cho bài viết. Một số plugin nổi tiếng nhất có thể kể đến như Polylang, WPML. Đây đều là những plugin được đông đảo người dùng WordPress tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng plugin đa ngôn ngữ sẽ gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến website như làm giảm tốc độ tải trang, gây xung đột với theme và plugin khác….
Việc xây dựng tạo trang web không sử dụng plugin đa ngôn ngữ sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề về tốc độ tải trang cũng như tối ưu được cấu trúc website theo ý thích. Ngoài ra cũng hạn chế tạo ra xung đột với các plugin khác giúp cho hệ thống website của bạn hoạt động trơn tru và hiệu quả
Hãy xem qua bảng so sánh tiêu chí để bạn đưa ra cân nhắc có nên xây dựng website đa ngôn ngữ mà không cần sử dụng plugin
Điểm so sánh
Sử dụng plugin (Polylang, WPML…)
Không sử dụng plugin
Hiệu suất tốc độ
Sử dụng plugin sẽ làm website của bạn chậm đi đáng kể, ví dụ như WPML đây là plugin hỗ trợ đa ngôn ngữ rất mạnh mẽ nhưng nó cũng là nguyên nhân làm giảm tốc độ tải trang của website bạn đi đáng kể
Không gây ảnh hưởng đến tốc độ tải trang, giúp hiệu suất tốt nhất cho website của bạn. Đây cũng chính là lý do mà Bii đã sử dụng nó thay cho việc sử dụng plugin hỗ trợ đa ngôn ngữ
Dễ sử dụng, quản lý
Hầu hết các plugin đa ngôn ngữ được cấu hình tương đối dễ sử dụng. Nhiệm vụ của bạn chỉ là copy short code và paste vào những nơi cần hiển thị trên website.
Trong chính cấu hình plugin cũng có những thiết lập hiển thị mặc định cho các nút chuyển ngôn ngữ. Nhìn chung việc sử dụng plugin đa ngôn ngữ khá đơn giản, hầu hết bất kì ai cũng có thể tự thiết lập được
Khó sử dụng hơn, bạn cần bỏ khá nhiều thời gian để thiết kế chỉnh sửa và tùy biến giao diện để đạt được hiệu quả như mong muốn. Điều này đòi hỏi bạn có 1 chút kiến thức về code và bỏ ra nhiều thời gian hơn để có thể làm quen
Khả năng tùy biến mở rộng
Tùy biến kém. Hầu hết các plugin đa ngôn ngữ đã được thiếp lập cấu hình theo một số chuẩn nhất định mà nhà sản xuất cung cấp. Bạn sẽ khó thay đổi icon, hình ảnh, font chữ, layout cũng như phong cách hiển thị cho nút đổi ngôn ngữ trên website
Tùy biến đa dạng toàn diện, khả năng tùy biến phụ thuộc vào thẩm mỹ của bạn, nếu bạn muốn website của mình trở nên khác biệt so với hầu hết website khác đang sử dụng plugin đa ngôn ngữ thì đây là một lựa chọn hoàn hảo
Xung đột hệ thống
Dễ gây ra xung đột với theme và các plugin khác gây hỏng cấu trúc website ảnh hưởng đến hiệu suất tải trang thực tế cũng như giảm trải nghiệm người dùng
Không gầy vỡ bố cục giao diện website. Tương thích hoàn toàn với các phiên bản trên máy tính, mobile, table. Không ảnh hưởng đến theme và các plugin đang cài đặt trên website
Dựa vào những đặc điểm so sánh ở trên bạn có thể thấy được những lợi ích và điểm hạn chế khi muốn xây dựng webiste WordPress đa ngôn ngữ mà không muốn sử dụng các plugin hỗ trợ đa ngôn ngữ. Chúng ta tìm hiểu nguyên lý hoạt động và phương pháp triển khai các bước ở ngay bên dưới
Để có thể tạo được website đa ngôn ngữ mà không cần sử dụng các plugin hỗ trợ bạn cần bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn. Cách thức hoạt động của website đa ngôn ngữ hoạt động theo cơ chế như sau:
Xem thêm: tối ưu SEO onpage – nền móng vững chắc giúp website tăng trưởng bền vững
Như Bii đã nói ở trên. Việc xây dựng website đa ngôn ngữ theo cách thủ công mang lại khá nhiều lợi ích rõ rệt nhất đó là hiệu suất tốc độ cao cũng như khả năng tùy biến vượt trội mà không gây hỏng bố cục làm vỡ cấu trúc website. Tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp và khó thực hiện hơn so với cài plugin hỗ trợ đa ngôn ngữ như Polylang, WPML…
Để có thể làm web đa ngôn ngữ thủ công bạn cần chuẩn bị những yêu cầu sau đây. Đây cũng là cách mà Bii sử dụng để làm ra website đa ngôn ngữ biiviet.com mà bạn đang đọc và trải nghiệm này
Bạn đáp ứng đủ 2 điều kiện trên là đủ điều kiện để có thể tự xây dựng website đa ngôn ngữ theo phong cách riêng của mình. Chúng ta cùng xem hành trình xây dựng website đa ngôn ngữ mà Bii đã áp dụng cho hệ thống website ở ngay bên dưới nhé
Lưu ý: để đáp ứng được 2 điều kiện ở trên 1 cách đơn giản nhất mà Bii khuyến khích bạn nên tham khảo đó là sử dụng Cwicly Toolkit. Đây là bộ công cụ gồm theme + plugin tích hợp sẵn luôn cả ACF Pro miễn phí đi kèm trong gói dịch vụ. Giúp bạn không cần cài đặt và mua thêm plugin như ACF, Meta Box…
Xem thêm : Cwicly bộ công cụ tối tân xây dựng website WordPress toàn diện
Để xây website đa ngôn ngữ hoàn chỉnh bằng cách thủ công. Bạn cần thực hiện theo 3 bước cụ thể đó là
Đây là bước thiết lập URL động cho nút chuyển đổi ngôn ngữ trên mỗi bài viết, nghĩa là bạn sẽ tạo 1 trường link cho những bài viết cần bổ sung thêm ngôn ngữ. Trường ACF Pro này thiết lập hiển thị ở mục bài viết trên website giống như trong hình ảnh ở bước số 3
Lưu ý: bạn có thể sử dụng bất kì plugin nào hỗ trợ tạo trường dữ liệu như Metabox, Jetengine…Trong demo Bii là sử dụng ACF Pro vì nó được tích hợp miễn phí vào Cwicly theme, đây là điều mà Bii rất ưng ý ở bộ công cụ này
Việc đầu tiên đó là thiết lập nút chuyển đổi ngôn ngữ, nút chuyển ngôn ngữ có thể được thiết kế đặt ở phần trên cùng header của website giống như trang trong video demo của Bii.
Bạn cũng thể thiết lập nút chuyển đổi ngôn ngữ cho website ở thanh bên sidebar hoặc ở dưới chân trang footer…Tất cả đều nằm ở khả năng thiết kế tùy chỉnh khả năng sáng của bạn.
Thiết kế nút chuyển ngôn ngữ tùy thuộc vào sở thích của từng người, cần 1 theme hỗ trợ chỉnh sửa mạnh như Flatsome hoặc sử dụng page builder như Elementor, Oxy, Divi…hoặc bạn cũng có thể sử dụng Cwicly giống Bii để làm điều này
Trường hợp bạn sử dụng theme khác không phải Cwicly. Bạn vẫn có thể tự thiết kế được giống như của Bii, cơ chế hoạt động tương tự
Đây là bước thiết lập URL động cho nút chuyển đổi ngôn ngữ trên mỗi bài viết, nghĩa là bạn sẽ tạo 1 trường link cho những bài viết cần bổ sung thêm ngôn ngữ. Trường ACF Pro này thiết lập hiển thị ở mục bài viết trên website giống như thiết lập trường dữ liệu của ban ở bước số 1
Trong ảnh bạn chỉ thấy 1 link đổi ngôn ngữ là vì website Bii chỉ có 2 ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh. Trong trường hợp bạn muốn thiết lập thêm ngôn ngữ thứ 3 như tiếng pháp (Fr) thì tạo thêm 1 dynamic link trong ACF Pro giống như ở bước 1
Với 3 bước như trên Bii đã thiết lập xong 1 website đa ngôn ngữ và làm video demo cho bạn thấy như ở trên. Đây là cách làm website nhiều ngôn ngữ không cần plugin như Polylang, WPML mà Bii đang áp dụng cho website. Hi vọng bài viết này giúp bạn hiểu được cơ chế hoạt động và có thể tự chỉnh sửa theo phong cách của riêng mình
Bii Nguyễn
Chào mọi người, mình là Bii Nguyễn – là người sáng lập ra website này, website được tạo ra với mong muốn lan tỏa kiến thức hữu ích đến tất cả mọi người
Nội dung – Table Of Content
Nội dung bài viết
Chia sẻ
Thu gọn
Nội dung – Table Of Content
Cwicly Toolkit
Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Digital Marketing. Biiviet.com là blog chia sẻ kiến thức xây dựng thương hiệu cá nhân và kiếm tiền thông qua website, mạng xã hội. Tất cả kiến thức đều miễn phí và dựa trên trải nghiệm thực tế của bản thân
Thông tin chung
© 2023 Biiviet.com | All rights reserved